Phim cảm quảng khô, Dry film cuộn

(Mã SP:PVN2538)

Thương hiệu: Chưa cập nhật |

Đánh giá

:

Giá

:

Mô tả :
Đang cập nhật ...
Kích thước

Đa dạng sản phẩm, lĩnh vực Linh kiện điện tử, CNC, 3D, Laser...

Đa dạng sản phẩm, lĩnh vực Linh kiện điện tử, CNC, 3D, Laser...

Khách hàng dễ dàng theo dõi hành trình đơn hàng online tại mục

Khách hàng dễ dàng theo dõi hành trình đơn hàng online tại mục "Kiểm tra đơn hàng"

Nhiều hình thức thanh toán + ship hàng linh động: Mua trực tiếp; mua online; chuyển khoản; ship COD

Nhiều hình thức thanh toán + ship hàng linh động: Mua trực tiếp; mua online; chuyển khoản; ship COD

Chất lượng đảm bảo, sản phẩm được test kĩ và đóng gói cẩn thận

Chất lượng đảm bảo, sản phẩm được test kĩ và đóng gói cẩn thận

Phim cảm quảng khô, Dry flim cuộn 3m, 10m

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời, tia cực tím

Phim cảm quang dùng để làm PCB

  • Phim cảm quang, còn gọi lại phim khô, dùng để sản xuất PCB.
  • Dán phim lên mặt PCB, nó sẽ trở thành tấm mạch cảm ứng,
  • Thích hợp để mạ, che lỗ và ăn mòn.
  • Khả năng che lỗ tốt.
  • Độ phân giải cao.
  • Độ dính tốt trên tất cả các bề mặt.
  • Hình ảnh rõ nét sau khi phơi sáng.
  • Mặt trước rất sạch sau khi dùng.

Ăn mòn:

  • Phim khô chống lại hầu hết các loại axit ăn mòn,
  • Độ PH có thể chống lại độ kềm ăn mòn giá trị từ PH8.0 ~8.5.

Che lỗ:

  • Phim khô 1.5 mil có thể che hoàn toàn 1 lỗ dày 0.25 inches.

Mạ:

  • Phim khô được sử dụng phổ biến trong bể mạ, không nhăn, không màu.

Hướng dẫn làm mạch bằng phương pháp Phim cảm quang


 

Bước 1 : Làm sạch Phíp Đồng và cắt phíp theo kích thước mạch cần làm 

 


Bước 2 : Cắt film cảm quang theo kích thước của mạch  cần làm


Bước 3 : Dán 2 mẩu bằng dính ở 2 mép của film cảm quang , sau đó lột 1 lớp ni nong mỏng ở film cảm quang


Bước 4 : Sau khi lột bỏ 1 lớp ni nong trên film cảm quang , ta tiến hành dán film cảm quang lên phíp đồng 

( Lưu ý : Khi dán phải nhẹ nhàng , như dán tấm bảo vệ màn hình điện thoại, ko để bong bóng khí )


Bước 5 : Sau khi dán xong film cảm quang lên phíp đồng, ta dùng máy ép để ép film . Nếu không có máy ép plastic ta có thể tận dụng bàn là để là như hình ( Lưu ý : Khi là film cảm quang trên phíp để nhiệt độ bàn là là 110 độ C và đặt 1 tấm vải lên trên )


Bước 6 : Sau khi hoàn thành bước 5 xong . Ta chuẩn bị film âm bản để làm mạch . Ở đây mình dùng film trong in bằng máy in phun ( Nếu ko các bạn có thể dùng giấy can in trên máy in lasser cũng được , nhưng chất lượng ko được cao )


Bước 7 : Tiếp theo ta đặt film âm bản vừa in lên trên phíp  ép film cảm quang ở bước 4

 


 

Bước 8 : Mang đi chụp bản . Ở đây mình dùng bóng đèn sợi đốt 100w . Chụp tròng vòng 15 phút . Nếu bạn nào có điều kiện thì dùng bóng huỳnh quang hoặc bóng UV . Thì thời gian chụp sẽ rút ngắn . Nhưng ở đây mình muốn hướng dẫn các bạn làm mạch = film cảm quang 1 cách ít tốn kém và phù hợp với sinh viên

 


 

 

 

 

Bước 9 : Sau khi chụp bản xong ở Bước 8 , ta dùng dao trổ để lột 1 lớp ni nong ở trên bề mặt film cảm quang sau khi chụp bản , hoặc có thể dùng băng dính , dính ở 1 đỉnh của phíp sau đó lột tấm ni nong đó . Nhớ là phải lột lớp ni nong đó ra thì mới đi rửa bản được


Bước 10 : Ta mang di rửa hiện bản . Dùng dung dịch hiện bản , pha theo công thức 100g /1 lít nước . Dùng tấm rẻ rửa bát để rửa bản


 

Bước 11 : Mạch sau khi rửa hiện bản 

 


 

Bước 12 : Công việc cuối cùng là đi ăn mòn . Hehehe


 

Bước 13 : Sau khi đi ăn mòn , ta ngâm mạch vào dung dịch Xút để tẩy film cảm quang . Thế là hoàn thành tấm mạch


 

Bước 14 : Việc còn lại chỉ là khoan mạch . Thế là kết thúc